[Du lịch] Tràng An – Một Cố đô đang bừng tỉnh giấc

IMG_6959vvv

Những năm gần đây, danh thắng Tràng An đang vụt trở thành một “ngôi sao sáng” trên bầu trời du lịch Việt như một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận. Nhưng đằng sau những danh xưng hoa mỹ trên báo chí và các phương tiện truyền thông Việt Nam lẫn Quốc tế, Tràng An hoàn toàn thuyết phục được chúng tôi bởi chính vẻ đẹp nguyên sơ đến sững sờ hòa cùng lịch sử linh thiêng, đặc biệt giá trị dân tộc đã được tôn vinh và giao thoa cùng hơi thở của thời đại mới…

Viết từ hồi tháng trước rồi mà lười quá, giờ mới up, ahihi…

Continue reading

[Phóng sự Sài Gòn] Bài 1: Khám phá Sài Gòn – “Thiên hạ đệ nhất Phố”

17498547_10210454681994934_4742406985703222367_n“Ăn ở” với Sài Gòn đã ngót nghét 11 năm rồi mà đến giờ mới có hai bài viết “lộng lẫy” về “người ấy” trên mặt báo. Sài Gòn có lúc xa hoa, rực rỡ như một minh tinh khiến mình choáng ngợp. Song sau tất cả những dáng vẻ phù hoa, điều khiến mình yêu Sài Gòn nhiều hơn mỗi ngày lại chính là những nhịp đập ấm nồng toát ra từ cuộc sống cuồn cuộn như một dòng chảy sôi nổi bất tận, hòa cùng khí chất hào sảng khó lẫn của cư dân tứ xứ tụ hội về đây.

Từ những con hẻm chằng chịt như bàn cờ khiến người ta phải thốt lên: “Sài Gòn lạc nhau là mất!”, bao giọng rao thân thương từ khắp mọi miền đất nước đã trở thành một phần hồn chân thực và dung dị nhất của phố, những gánh hàng rong khắp phố phường để phục vụ cho tâm hồn ăn uống bất tận sớm-trưa-mưa-nắng của người Sài Gòn, đến những thị dân “không bao giờ ngủ” để tất bật lao vào cuộc vui lẫn mưu sinh… Tất cả mang đến cho Sài thành những danh xưng “đệ nhất” vừa lạ lẫm, vừa đáng yêu mà bất kỳ ai “lỡ” phải lòng mảnh đất này khó thể quên…

Bài viết tặng những người đã, đang và sẽ yêu Sài Gòn, trong đó có mình…

[Ảnh] Mùa hoa trên đá

IMG_0893vvvHàng năm, cứ tầm tháng 10-11, hoa tam giác mạch lại nở rộ giữa núi đồi Hà Giang. Và dù tam giác mạch nở khắp vùng cực bắc này nhưng có lẽ không đâu đẹp bằng Đồng Văn. Giữa những cao nguyên đá đen sừng sững, những mỏm núi tai mèo sắc lẻm, thâm u sương trắng lại xen lẫn vào những vạt hoa tam giác mạch đẹp dung dị và bình yên đến lạ. Continue reading

Đám cưới quê

101_0642

“Thương chồng mang gói thẳng sông
Má kêu mặc má thương chồng con theo…”
(Ca dao)


Đã qua lâu rồi cái thời ông bà ta xúng xính “Ngựa anh theo trước, võng nàng theo sau”, ngày nay, người ta đã quen với những đám cưới hiện đại xập xình, náo nhiệt. Để rồi, thi thoảng trong những bữa tiệc cưới nặng tính xã giao chốn thị thành, nhiều đứa con xa quê lại chợt nhớ nao lòng những đám cưới quê mình.

Chao ôi, đám cưới quê. Cái danh từ mộc mạc mà thân thương quá đỗi. Chỉ cần nhắc đến “đám cưới quê” là đã đủ đã gợi ra biết bao cảm xúc về một ngày vui nơi quê nhà bình yên, nơi có bến nước, có con đò, nơi chứa chan tình làng nghĩa xóm.

Trong trí nhớ của những người tha hương, mỗi khi vào mùa cưới, làng quê lại đẹp tựa tranh vẽ như trong thơ Đoàn Văn Cừ:

“Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng,
Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh.
Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh,
Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.”

(Đám cưới mùa xuân)

 

Giữa không gian bao la thoáng đãng của cảnh quê bát ngát, của đồng ruộng hữu tình thì lòng người sao khỏi lâng lâng xúc động? Hòa vào cảm giác ấy là niềm tươi vui rộn rịp lan khắp cả một khu thôn xóm. Ở nhà đàng trai lẫn đàng gái từ mấy ngày trước hôm cưới, các bà các chị em trong nhà và chòm xóm xung quanh đã xúm xít lại cùng mổ trâu, làm heo, làm gà, vịt, đặt nấu rượu … Thanh niên tháo vát đã lẹ làng lo cắt nào là tàu lá dừa, lá đủng đỉnh, dứa dại… khéo léo dựng rạp, làm cổng chào, sắp xếp bàn ghế, trang trí nhà cửa. Sắp nhỏ chộn rộn lại được giao mấy việc rửa rau, xếp bánh trái, trông nom lũ chó mèo phá phách cỗ bàn hay những món đồ lễ đã bày biện. Các cố, các cụ thì ung dung ngồi trên võng, miệng nhai trầu bỏm bẻm ngoài chái hiên, mắt long lanh nở nụ cười móm mém ngắm nhìn lũ con cháu lâu ngày mới tề tụ về nhà đủ đầy. Thi thoảng, có đứa nhóc đang lăng xăng bị ôm vào lòng, lại phải nghe cụ lặp lại câu hỏi mấy mươi lần đã quen cả tai: “Con đứa nào đây bây?”

Đêm nhóm họ, cả họ hàng, bạn bè thân thiết của cô dâu quây quần bên mâm cơm, nồi cháo nóng, hàn huyên tâm sự, dặn dò những điều cần thiết để tiễn tân nương về nhà chồng. Nhất là khi đêm đến, nghe lời mẹ rủ rỉ “Con ơi nhớ lấy câu này…”  về tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” lại khiến những cô gái lấy chồng xa phải chạnh lòng rơi nước mắt:

“Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…”

Sớm hôm đưa dâu, cả nhà đàng trai đã chộn rộn chuẩn bị từ tận khuya, kiểm đi kiểm lại lại cặp rượu, buồng cau, cơi trầu, bộ nữ trang, bánh trái… xem đã đủ hết chưa, lại cắt cử mấy cặp trai thanh gái lịch giúp bưng mâm quả. Chú rể là người hồi hộp nhất, cứ thấp thỏm chờ đến giờ tốt để xuất hành sang nhà gái đặng “rước nàng về dinh”.

Những đám cưới miệt sông nước Nam Bộ thì làm sao thiếu được hình ảnh rước dâu bằng đò. Mấy con đò bé xinh đã chờ sẵn chỗ bến sông. Các bà các cô xúng xính áo dài nhón nhén trên đôi guốc mộc, cẩn thận ôm mâm quả bước con đò chòng chành. Khi mọi người đã ngồi yên đâu đấy, tề chỉnh, chị em đưa đò bắt đầu hò nhau xuất bến. Con đò nhỏ đưa nhà trai rẽ đám lục bình e ấp băng qua rạch, qua sông sang nhà gái. Phía xa xa, ở đường chân trời, vầng dương cũng bắt đầu ló dạng sau rặng tre làng, in khắp ruộng đồng, sông nước một màu hồng rực rỡ.
Sau khi đã hoàn thành mọi thủ tục đón dâu ở nhà gái và được ông bà nhạc chấp thuận, đàng trai chính thức đón nàng dâu về. Cô dâu xúng xính trong chiếc áo dài đỏ xinh tươi, e ấp nắm tay chú rể bước lên con đò nhỏ. Hai bên bờ, lũ trẻ nhỏ truyền tai nhau, ùa nhau ra xem rồi thể nào cũng hò reo ầm ĩ: “Cô dâu chú rể đập bể bình bông, đổ thừa con nít…” thế là bị mấy cụ lườm lườm mắng yêu. Cô dâu mặt đỏ lựng như trái gấc chín, nấp vào tấm lưng võ biền của chú rể đang cười toe, rạng ngời hạnh phúc.

Rước dâu về tới nhà, sau lễ gia tiên trang trọng, ấm cúng và lễ và trải chiếu hoa lên giường cưới nhằm cầu mong vợ chồng thuận hòa, con đàn cháu đống, hai bên họ hàng sẽ được mời nhập tiệc.

Đám cưới quê thường đãi ngay tại gia và không có những kiểu cách khách sáo. Đi dự đám cưới, có mấy bác trai thậm chí vẫn bận giản dị bộ bà ba bình thường để xong xuôi còn lật đật đi thăm “nước ruộng”. Ai bận cứ đến trước từ sáng sớm, rồi tự động quây lại thành một bàn độ chục người, dùng hết các món rồi cáo từ ra về. Cũng có người lâu ngày mới gặp lại hết thảy anh em bạn bè, cứ hết bàn này lại ngồi lâu la tiếp bàn khác mà không hề bị gia chủ phàn nàn. Gặp hôm “ngày lành tháng tốt”, khắp làng trên xóm dưới đâu đâu cũng thấy giăng rạp cưới, bà con phải chia nhau đi mừng nhà này một lát, nhà kia một chốc để còn kịp ăn đám khác. Cứ như thế… tiệc cưới có khi kéo mãi đến tận đêm. Những cuộc chuyện trò cứ dài mãi không dứt. Người ở xa về thì xoay quanh chuyện con cái, chuyện “mần ăn” ở nơi đất khách quê người. Còn với các bác đứng tuổi thì đây lại là dịp bàn tính chuyện của đôi trẻ nhà mình rồi lại hẹn nhau ra giêng kết tình sui gia… Vui nhất là lũ trẻ, có dịp hò hét, chạy nhảy chơi đùa mà không bị người lớn la mắng. Thời bây giờ, nhiều nhà còn mời cả ban nhạc sống đến để bạn bè, hàng xóm lên làm “ca sĩ vườn” hát góp vui cho đôi tang lang tân nương. Tiền mừng đám cưới quê cũng đơn giản, ai có b
ao nhiêu thì đi bấy nhiêu, nhiều vùng còn có tục gửi cả mấy món đồ dùng hằng ngày như nồi, niêu, xoong, chảo… cho cô dâu chú rể bắt đầu một cuộc sống mới.

Hỷ sự của đôi vợ chồng trẻ đã bắt đầu như thế, được vun xới bởi cái tình ấm áp của gia đình, làng xóm như đời cha đời mẹ họ đã từng… Bỏ lại bụi đường tất bật, bước qua thềm nhà, những đứa con đi xa trở về ăn một đám cưới quê, sống lại cảm giác mát lành khi hớp ngụm nước mưa, đi chân đất hái trái cây chín trong vườn và mong được bé lại, vô tư chạy mải miết theo một đám rước dâu để hò reo, chọc ghẹo như thời còn thơ dại.

Ấy nên, có đôi khi trên phố, nhận được một thiếp cưới, lại thấy khóe mắt cay cay, lại chợt thèm và nhớ cái không khí của một đám cưới quê tưng bừng mà hồn nhiên như tấm lòng người dân miệt ruộng. Những cảm giác rất thật, rất dung dị về thứ hạnh phúc đơn sơ nơi làng quê mà tình làng nghĩa xóm lúc nào cũng ắp đầy và chan chứa yêu thương. Rồi lắm lúc, ngồi nghe những tiếng nhạc cưới xập xình giữa phố, lại mường tượng đang ngồi chòng chành trên con đò nhỏ, rẽ đám lục bình tím ngăn ngắt sang rước dâu giữa vầng dương đang ló dạng. Chợt nghe văng vẳng đâu đây lời hát như tiếng cười khúc khích giòn tan và bỗng dưng cảm nhận được niềm hạnh phúc vẹn tròn trong ngày cưới:
“Chà, nhà ai có ông rể quý. Chà, nhà ai có cô dâu hiền. Ồ ngộ thay có con lợn quay. Xôi đầy mâm, cau đầy buồng….Trông thật hay, trông buồn cười. Ra mà xem mới thấy được cả niềm vui!” 

(Đám cưới trên đường quê- Hoàng Thi Thơ)


101_0627

Một đám cưới rước dâu bằng đò ở miệt Hậu Giang…

101_0640
101_0647

 


Cô dâu chú rể rạng ngời hạnh phúc…


101_0659


và mình bon chen vui ké…keke ^^


 (Tạp chí KTNN, 30/5/2011)

 

Entry cho tháng 11…

Vậy mà đã qua tháng 12 rùi, nhanh dễ sợ. Mới đó mà năm sắp hết, mình sắp già thêm một tuổi nữa rùi, hixhix, buồn như con chuồn chuồn chuồn. Tháng 11 là một cái tháng đầy đủ hỉ nộ ái ố luôn, túm lại rất là “kịch tính”, để tổng kết lại coi mình đã dính vào mấy thứ hầm bà lằng xắng cấu nào đây:

Hồi đầu tháng: đủ thứ chuyện may mắn và vui vẻ. Bài đăng cũng khá, trong túi cũng rủng rỉnh mấy đồng lẻ sắm đồ Tết sớm, có hơi tiền cũng đỡ…ghiền.

Đi đám cưới anh con Nga-> về trễ bị giữ xe đạp lại trường, hức hức.

Rồi ăn sinh nhật con Châu (14/11) hoành tráng, vô quấy động cái Đại Nam dưới Bình Dương. Đi xe buýt 616 xuống đó. Rộng gì mà rộng, vậy mà chỉ mới xây xong một phần nhỏ thôi đó!

Chỗ nào cũng vàng chóe, cũng to đồ sộ. Nhưng cũng vì vậy mà có cảm giác không được thoải mái lắm tại thấy nhàm, chỗ nào cũng na ná nhau à.

H1

Ui, sau một chặng đường gian nan, Đại nam đã xuất hiện…

H2

…rất hoành tráng….

H3

…có cả núi Ngũ Hành Sơn…

H4

…với hệ thống sông nước bao quanh…

…rất hữu tình…

Nhưng bù lại ở đó có những bãi cỏ đẹp dễ sợ, sát cạnh ngay hồ nước, thả cá chép quá trời, thò tay xuống là vớt được cả nùi.

Cá vàng rất đẹp…

H7

…nhưng nhìu quá nhìn phát…ớn!

Nguyên đám lê la khắp nơi, bày ra ăn uống, chụp hình chí chóe. Tóm lại lũ quỷ vô Đại Nam chỉ có mình là “hiền” nhất còn đứa nào cũng vi phạm nội quy. Đây là bằng chứng cấm chối:

Con Châu thì tụ tập “say xỉn” với con Oanh ( hai đứa thi nhau uống “rượu”, có sự tiếp “mồi” của mình và con Giang

)

H8

Con Giang thì mang theo “chất gây cháy nổ” (hộp quẹt) và có hành động gây nguy hiểm cho bản thân: dám leo trèo ra giữa hồ ->cuối cùng không “bò” vô được (liều như con diều!

)

H11

Con Nga thì bứt cây bẻ lá, đã vậy nó còn dùng cành cây đâm thọt mấy con cá chép nhỏ bé tội nghiệp, miệng nhỏ dãi với ước mong bắt về nhà nướng ăn…Đã vậy nó còn có những tấm hình “dã man” với những tư thế kỳ quái, đây là một ví dụ…

Con Oanh thì luôn miệng nói là iu thiên nhiên, cây cối động vật nhưng cũng ác thí mồ, nó lên blog chê bai mấy đứa nhưng nó còn điệu hạnh, màu mè, nhí nha nhí nhảnh hơn ai, nó còn chặc lưỡi tiếc nuối vì quên mang bao vô…gom cá…Haha , mình còn tận mắt chứng kiến một “tai nạn” ướp đầy…mùi hôi của nó. Thật kinh dị…ọe ọe,
chả dám nhắc lại không thôi nó chửi chết, hớ hớ, gúm gúm.

H10

Con Oanh bị "đè đấu cưỡi cổ"…

Chỉ tội con Quỳnh không đi được vì nổi …trái rạ. Con Giang sau khi đi về thì nằm một cục. Mình thì cũng bệnh mấy ngày. Nhưng nói chung là vui, con Oanh thì cứ ghen tỵ vì sinh nhật nó không được hoành tránh như dzị!

Vài tấm…nhí nhố

H12

…đeo chân hạc

H13

Điệu trước tượng Thánh Gióng…

H14

Woaaaaa, là tui, con rồng!

H15

Chào nhé, Đại Nam! See ya….

->Túm lại một cục là hồi đầu tháng mặt mày tươi tỉnh, mắt sáng rỡ.

Giữa tháng: Sau nửa tháng đầu vui vẻ, thì nửa tháng sau, mọi chuyện xui xẻo cứ đổ xuống. Cái máy tính bị ngủm củ tỏi, cái ổ cứng die toàn tập cùng với một nùi bài tập dang dở và mọi dữ liệu quan trọng. Không biết nên đâm đầu vô chỗ nào nữa. Chạy như điên cả tuần lễ, đến nỗi phát ngôn ra những câu ngớ ngẩn, vớ vẩn đại loại như: “What is…Sydney??!!”. Nhưng mọi chuyện cũng đã qua, giờ sau khi rinh dzìa cái ổ cứng mới thì thấy nó có vẻ okie hơn cái trước, tài liệu cũng đã lấy lại gần đủ, chỉ tội là phải viết lại toàn bộ-> Rõ khổ cho cái thân già!

Đã thế tùm lum thứ phải lo, nghèo lại hoàn nghèo, nhục cái là tụi quỷ kia tự nhiên đặt cho mình cái biệt danh “đại da” nghe nổi cả da gà…hix hix.

->Tình trạng lúc bấy giờ: xanh xao, ốm đói, phờ phạc…

Cuối tháng: Mọi thứ bắt đầu ổn dần, cuộc đời vẫn tiếp diễn mặc dù nhiều khi nó hơi đen thùi một chút nhưng cũng phải ráng mở banh con mắt ra dòm đường để đi thôi. Noel sắp tới rồi, mà lại phải thi, tự nhiên nhớ nhà…Đi học ngày thứ bảy thì ngán, mà ở nhà hoài lại muốn đi học. Lên lớp Anh văn cứ nghe “ Mây ơi, mây à,..” cũng dzui dzui. Hồi xưa chúa ghét ai kêu mình là “Dzân”, giờ nghe kiu bằng “Mây” lại thấy ngồ ngộ (đúng là nhảm!).

Khoái nữa là về nhà thấy mấy thằng nhóc, tụi nó chưa gì đã được sắm đồ Noel, haha. Mặc dzô dễ thương cực, chắc mình phải sắm một bộ quá. Hì, cười lên một phát, kết thúc tháng 11, chuẩn bị vô những ngày cuối của năm 2008 cái coi!

H16

Thấy anh Cà Rốt có
cái nón wá đẹp..

H17

….thế là em Khoai Tây bắt chước…

H18

Cho em…liếm anh cái…

H19

Nhưng bé Khoai Tây còn món khác “độc” hơn nè, chờ chút, hí hí…

H20

giờ thì ai oách hơn “ông già Noel nhí” này đây???

Long Hải, một năm nhìn lại.

Long Hải đón chúng tôi vào một ngày tháng ba đầy nắng và gió. Thị trấn nhỏ bé thuộc huyện Đất đỏ anh hùng ngày nào, giờ đây sao quá đỗi bình yên. Những con đường dài và hẹp ướp nồng vị biển mặn mòi đưa chúng tôi đến những vùng đất lạ lẫm, đến với những người ngư dân mà nắng gió khắc nghiệt của biển khơi không thể phai đi nét mộc mạc, hồn nhiên. Và đằng sau những tâm sự đôn hậu, chân chất ấy đã đọng lại trong chúng tôi biết bao nỗi niềm khi mà thiên tai cùng những điều kiện vật chất còn quá khó khăn đã khiến cho bà con nơi đây phải chịu bao nhiêu cảnh thiệt thòi về nơi ăn chốn ở, lo lắng về cái nghiệp mưu sinh và trên hết là tương lai của những thế hệ mai sau…

· Chân dung một làng chài…

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến làng chài là cái vị mặn mòi của biển ùa lên tràn ngập khắp không gian. Mùi vị tanh nồng, hăng hắc dường như thấm đẫm trong từng giọt nắng, từng cơn gió biển đang thổi ào ạt vào bờ. Có lẽ vị biển đã quá quen thuộc với những con người nơi đây nhưng đối với chúng tôi – những kẻ mới đến không khỏi cảm thấy khó chịu. Chúng tôi cố tỏ vẻ bình thản, bước nhanh trên con đường cằn cỗi, cháy nắng không một bóng cây. Con đường dọc biển nối cả làng chài Phước Hải bằng những mái nhà lụp xụp, chắp vá, lác đác mới thấy được một ngôi nhà xây mà vôi tường cũng đã nứt nẻ đi nhiều. Bờ biển nơi đây cũng khác hẳn các bãi tắm bình thường.

Cát trắng được đắp bởi nhiểu mảng màu khác nhau do cơ man những lớp cá phơi mình la liệt trên bãi biển. Cứ cách một đoạn lại có các cô các chị túm tụm thành từng nhóm khoảng trên dưới chục người ngồi rửa, ướp và phơi cá đan, tiếng cười nói vui vẻ đan xen bên những thùng nước mắm đen cháy. Họ nhìn chúng tôi với những ánh mắt ngạc nhiên nhưng thân thiện và pha lẫn chút thích thú. Trong một phút chốc, tôi như cảm thấy mình quá lạc lõng giữa nhhững con người lao động nghèo nơi làng chài.

Photobucket

Trải dọc trên con đường làng chài là nhữngcăn chòi xậ p xệ chống chịu nắng gió biển khơi.

· …đến cuộc gặp gỡ bất ngờ…

Chúng tôi đang phân vân chưa biết phải bắt đầu từ đâu, không biết đi đâu và đang định quay lại thì bỗng nghe tiếng một em nhỏ la vang: “ Mấy chị ơi, chụp hình cho tụi em với!”. Chiếc máy chụp hình trên tay tôi chợt phát huy tác dụng đến không ngờ. Chúng tôi liền ghé lại và chụp hình cho một nhóm người ngư dân. Họ tỏ ra rất thích thú và vui vẻ đón chào những vị khách lạ bằng nụ cười ấm áp và ánh mắt thân tình. Quả thật một hành động thiện chí còn quý hơn gấp nhiều lần những lời hỏi thăm sáo rỗng, hình thức. Mấy cô bác dân chài chất phác, đôn hậu tỏ ra vui vẻ khi chúng tôi chụp hình.Và cũng thật tự nhiên, bao nghĩ suy, bao nỗi âu lo, trăn trở đời thường nơi những con người lao động nghèo dường tuôn trào ào ạt như những con sóng nơi biển lớn.Và chính những tấm chân tình của bà con nơi đây đã khiến chúng tôi, dù chỉ tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn ngủi, thực sự xúc động.

· …cùng bao nỗi lo toan:

Khi chúng tôi ghé thăm làng chài, hầu hết chỉ bắt gặp toàn cụ già, phụ nữ và trẻ con tung tăng chạy giỡn. Hỏi ra mới biết, lúc chúng tôi đến thì tàu ra khơi mang theo bao trai tráng khoẻ mạnh, trụ cột chính của làng vẫn chưa về. Những người ở lại làng, trong khi chờ đợi thân nhân về phải làm thêm những công việc phụ như chế biến khô cá, mực, làm nước mắm để bỏ mối ngoài chợ. Những cụ già, em nhỏ, hay những người bệnh tật không làm được việc nặng thì luôn tay gỡ móc những chiếc lưới bị “lỗi” lãnh từ các nhà máy về làm lại.

Bà cụ ngồi gần đó tâm sự: bà có ba con trai thì cả ba cũng đã theo bạn chài ra biển. Dì Trúc một người phụ nữ trẻ đang đút cơm cho cô bé con mơí ba tuổi cũng đang chờ chồng về sau một tháng ra khơi. Ở đây- bà nói- tàu đi cả tháng mới về một lần, nhưng cũng chỉ đi gần đây vì phương tiện còn nhiều hạn chế. Vất vả là thế song người đi biển thu nhập cũng không được bao nhiêu, năm bảy triệu cho cả một con tàu mấy chục người, “mà mình cũng chỉ làm thuê cho chủ”. Tôi nghe như có tiếng thở dài xa xôi lắm…

Cái nghề cái nghiệp ờ đây cũng thật bạc bẽo, ăn đời ở kiếp với biển, coi biển như là người mẹ, sống chết cũng trông cả vào đấy. Chồng, cha ra biển kiếm sống, vợ con ở nhà cũng bám lấy biển tìm kế sinh nhai đắp đổi qua ngày. Ấy vậy mà, mỗi khi biển lên cơn cuồng nộ, thì thật kinh hoàng, trút bao nhiêu con sóng, con gió hung hãn lên những mái tranh nghèo chạy dọc ven bờ. Khi nghe chúng tôi hỏi về cơn bão Durian mới cách đây vài tháng, dì Ánh- một nhân chứng sống đã kể lại cho chúng tôi nghe về cái đêm kinh hoàng ấy với ánh mắt còn chưa hết khiếp sợ. Đêm ấy khoảng độ 3, 4 giờ sáng mọi người còn đang ngon giấc thì bão đến. Dữ dội, táo tợn, cuốn bay những mái nhà yếu ớt, tan tác. Những nhà nào may mắn có giườn
g tủ thì chui xuống dưới trú bão, không có thì lấy mềm trùm kín người cho đến khi bão tan. Dì bảo cũng một phần mình chủ quan vì trước giờ ở đây ít có bão. Một điều may mắn là cả làng chài không bị thiệt hại gì về người vì giờ đó chưa có ai ra biển, chứ “ nếu bão đến muộn một chút nữa thì…” Dì không dám nói tiếp, mắt nhìn xa xăm…Mấy đứa nhỏ nghe kể chuyện vẫn hồn nhiên cười đùa và phụ hoạ theo mẹ, diễn tả lại hành động đêm hôm ấy cho chúng tôi xem. Có lẽ trong đầu óc non nớt của các em, bão chỉ như một hòn đá ném xuống cái ao phẳng lặng, như cái gì đó biến động làm thay đổi cuộc sống buồn tẻ. Còn đối với những người lớn nơi đây, cơn bão chính là cơn ác mộng, đi qua nhưng đã để lại biết bao nhiêu nỗi lo chồng chất nỗi lo. “Sầu riêng” nhưng đã trở thành nỗi sầu chung cho cả làng chài.

Theo lời kể của dì Ánh, sau khi cơn bão đi qua, “mấy ổng” tức là chính quyền nơi đây đã cho giải toả toàn bộ những ngôi nhà sát biển để người dân di dời vào sát đất liền hơn. Lo lắng cho tính mạng và sự an toàn của gia đình, mọi người đều chấp hành lệnh giải toả để đến một nơi ở mới. Thế nhưng đã hơn bốn tháng trôi qua từ ngày cơn bão tan, hơn năm trăm hộ gia đình ngư dân nơi đây vẫn chưa biết mình sẽ phải ở đâu, phải đi về đâu. Có hộ kha khá thì mướn nhà trọ ở qua ngày, còn phần đông khó khăn như nhà dì Ánh đành cất tạm bợ lên một căn chòi từ những gì còn sót lại của ngôi nhà cũ để có chỗ ngả lưng khi đêm xuống, trú tạm lúc nắng mưa.

Chúng tôi theo chân dì Ánh về tận “nhà mới” của dì cách đó không xa. Chẳng biết đó có phải là “nhà” không nữa khi mà bốn bức tường là những tấm tôn vá lỗ chỗ, tạm bợ, xiêu vẹo như có thể đổ ụp bất cứ lúc nào. Vừa bước vào nhà, cái nóng hừng hực bỗng bốc lên khó chịu bởi nắng từ tấm tôn rỉ sét hắt thẳng trên đầu xuống cộng hưởng với cát bỏng chân phía dưới bốc lên. Căn nhà bé xíu chỉ khoảng độ vài mét vuông chằng có thứ gì tạm gọi là có giá trị. Chiếm nhiều không gian nhất là hai cái giường con cùng chén bát mùng mền đều chất trên đó, một cái võng mhỏ xíu cho “ổng” một cái tủ nhỏ và cái nồi cơm điện đã ố vàng – có lẽ là thứ đáng giá nhất trong nhà dì

Photobucket

Quây quần trong mái tranh nghèo của gia đình dì Ánh.

Kể với chúng tôi, dì ngậm ngùi, trước đây nhà dì cũng có đầy đủ lắm, sau khi bão về là mất sạch. Lúc bão mới đi qua nhà nước chỉ trợ cấp được hai triệu đủ mua tôn về chắp vá lại sống tạm qua ngày chờ tái định cư. Nhưng đến giờ vẫn chưa biết rốt cuộc được cấp đất ở đâu. Chính vì chưa an cư, dì không dám sửa sang lại ngôi nhà của mình cho đàng hoàng hơn. Ngay cả điện nước dì cũng không dám bắt cố định, phải chịu cảnh thuê mướn lại với giá đắt hơn mà vẫn phải cắn răng chấp nhận.Nước, dì phải mua 4.000 đ được hứng trong một tiếng, chứa được sáu lu, xài trong hai ngày. Còn điện, càng eo hẹp hơn, câu nhờ nhà hàng xóm với 20.000/tháng mà chỉ được cắm cái nồi cơm điện và một bóng đèn nhỏ xíu khi trời tối. Kể chúng tôi nghe dì không khỏi tiếc nhớ ngôi nhà cũ chắc chắn, và khá đầy đủ thuở xưa.Vậy mà dì còn đỡ hơn một người khác cũng ở gần đó- nhà bà ấy còn “xập xệ hơn vầy nữa”- dì tâm sự.

Thế nhưng, trên bao nhiêu lo âu về nơi ăn chốn ở, về cái nghề ngư dân mà cuộc sống còn nhiều bấp bênh, chúng tôi cảm nhận được nỗi lo lớn nhất của những ngưởi dân nơi đây không chỉ là cơm ăn, áo mặt mà còn về tương lai của thế hệ con cháu về sau. Dì Ánh có bốn người con, ba trai một gái nhưng chỉ còn mỗi thằng Út đang học lớp Sáu mà cũng đang định bỏ. Dì kể tại đây chỉ có một trường cấp I cách đó hai cây số và một lớp học tình thương, học cấp II thì phải đi xa hơn và đến cấp III thì phải ra tận huyện Đất Đỏ. Cuộc sống mưu sinh đã khó khăn, mà học hành lại tốn quá nhiều chi phí nên phần đông các em nhỏ ở đây phải dang dở việc học hành, hoạ hoằn lắm mới có người học hết cấp III. Vả lại theo lời dì, mấy đứa nhỏ ở đây nếu có học hết cấp III thì chưa chắc có điều kiện lên Đại học, mà như thế thì cũng không biết làm gì, chi bằng nghỉ học sớm đặng phụ giúp cha mẹ việc chài lưới.

Dì Ánh rưng rưng không dấu nổi tủi thân khi kể với chúng tôi trước kia dì cũng đã học hết lớp 9, rất muốn học tiếp nhưng vì gia đình quá khó khăn, không nỡ lòng để cha mẹ đã khổ càng khổ hơn, dì đành nghỉ học theo nghề biển của cha mẹ, đỡ đần cho gia đình. Đến giờ, mỗi khi họp lại lớp cũ, nhìn bạn bè năm xưa giờ đã làm ông này bà nọ, giàu có sang trọng, dì cảm thấy tủi thân vô cùng. “Tại sao số kiếp mình lại khổ như vậy…” Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đen đúa khắc khổ suốt bốn mươi lăm năm bươn chải cùng làng chài nhỏ bé, khoé mắt chúng tôi cũng thấy cay cay, chỉ biết động viên dì và các em cố gắng học hành ít nhất là hết cấp Ba không thì rồi cuộc đời chúng cũng mãi như những thế hệ đi trước cùng cuộc sống nghèo khổ, khó đổi thay….Nỗi lo riêng của dì Ánh về tương lai của các con rồi đây sẽ ra sao, có được sung túc hơn mình hay không cũng chính là nỗi lo chung của bao nhiêu bậc làm cha làm mẹ ở làng chài nghèo như Phư
c Hải.

· Và nỗi niềm lúc chia tay:

Thời gian xuống thăm làng chài có hạn, chúng tôi đành xin phép mọi người ra về trong sự lưu luyến. Những người ngư dân chân chất, hồn nhiên đầy hiếu khách đã làm chúng tôi thực sự xúc động. Dì Ánh cứ đặn đi dặn lại chúng tôi khi nào ghé Long Hải nhớ đến thăm gia đình dì. Mấy đứa nhỏ còn ngóng theo mãi cho đến khi chúng tôi đi khuất. Thằng bé con dì Ánh còn gọi với theo: “Mấy chị ơi, hè nhớ xuống đây chơi với tụi em nha!”. Chúng tôi ừ đại cho các em vui mà không biết khi nào mới có dịp quay trở lại…

Chuyến thực tập đâu tiên trong đời sinh viên của chúng tôi đã đọng lại bao nhiêu kỷ niệm cảm động khó quên như thế đó. Trở lại thành phố, chúng tôi không những đem theo về hương biển mặn mòi mà còn mang theo cả tấm chân tình đáng quý của bà con nơi đây cùng bao nỗi lo còn đau đáu chất chồng như những cơn sóng ngoài biển xanh xa típ tắp. Trên chuyến xe trở về nơi phố thị phồn hoa, tôi cứ nhớ mãi cái hương vị là lạ của những con ốc nhỏ xíu, các em cho chúng tôi ăn thử. Những con ốc mà tôi quên hỏi tên gì rất ngon và đậm đả được các em tỉ mẩn từng chút một mới dùng kim moi ra được. Thế mà nhìn các em ăn rất ngon lành chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Còn đó những ánh mắt thơ ngây, những nụ cười hồn nhiên, những mái đầu cắt ngộ nghĩnh, giành nhau chụp ảnh, tạo dáng “chuyên nghiệp”, cô bé con dúi đầu mắc cỡ nép vào áo mẹ khi chúng tôi “ xin một pô nhé”. Tất cả sao mà quá đỗi thân thương như gia đình tự thuở nào. Và nhớ sao lúc chúng tôi ghé nhà dì Ánh, mấy đứa nhỏ kháo nhau: “Mấy chỉ làm Ngôi nhà mơ ước đó tụi bây ơi”, nghe buồn cười mà thấy buồn thiệt ! Chúng tôi chỉ là những sinh viên, không thể giúp được bà con về vật chất, chỉ có thể hứa sẽ gửi hình và thư xuống hỏi thăm mọi người. Và ngay cả người đang cầm bút viết bài này cũng chỉ biết góp chút tiếng nói từ con tim những mong có một sự thay đổi dù nhỏ, khiền cuộc sống ở những làng chài như Phước Hải đỡ vất vả hơn. Thế là chúng tôi đã mãn nguyện lắm rồi. Thiết nghĩ, chính quyền nơi đây cần quan tâm đến cuộc sống của bà con dân chài nhiều hơn nữa để mọi người được an cư từ đó mới lạc nghiệp, để các em nhỏ có được một “ngôi nhà ước mơ”. Và trước mắt, chính quyền phải nhanh chóng cấp đất và đền bù giải toả theo đúng luật cho bà con. Đồng thời cần có những chính sách khuyến khích học tập, tạo cơ hội cho các em có thể đến trường từ đó thay đổi được cuộc sống nghèo khó, thực sự giúp gia đình thoát nghèo, thoát khổ.

Chờ nhé Long Hải, chúng tôi sẽ quay lại sớm thôi. Quay lại để chứng kiến những đổi thay, những mái nhà mới và những con người mới vào một ngày gần nhất có thể. Ừ, biết đâu…..

Và ngoài xa kia những con sóng và gió biển vẫn ào ạt vỗ khơi…

Tp Hồ Chí Minh, 3/2007

Mùa đông xứ khác…

Tuy không có tuyết rơi và mặt trời vẫn tỏa sáng nhưng mùa này ở đất nước Mặt trời mọc khí trời rất rét (luôn dưới 10 độ C

), nên lúc nào cũng phải sù sụ mấy chiếc áo bông dày cộm. (Trời này chỉ có trùm mềm ngủ là sướng hà!)Song, cả không gian vẫn bao trùm vô số sắc màu tươi sáng đến mê hồn của vạn vật. Lá phong đủ sắc màu phủ ngập những con đường dài và hẹp nhưng vô cùng sạch sẽ. Người dân xứ Phù Tang tuy tất bật đón Giáng Sinh mà vẫn nô nức ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng, hòa mình với thiên nhiên. 

Rất hiện đại mà cũng rất truyền thống là nét nổi bật khi nói về đất nước này.

Dưới đây là một vài hình ảnh của mùa đông xứ khác-rất lãng mạn bên cạnh hình ảnh một đất nước phát triển đứng thứ hai thế giới được post lên từ máy ông anh rể mới đi Nhật về…

Sân bay Osaka
Photobucket

Hankyu- một trong những thành phố đắt đỏ trên thế giới

Photobucket
Con phố Tennoji bán đồ truyền thống lọt thỏm giữa lòng

thành phố Hankyu

Photobucket

Một trung tâm mua sắm

Photobucket
Một góc Giáng Sinh

 

Photobucket

Xe đạp là phương tiện được người dân Nhật ưa chuộng thứ hai sau ô tô

Photobucket

Chùa Kozasan…

Photobucket

…với tượng một Samurai nổi tiếng của xứ Phù Tang

Photobucket

Chùa Vàng ở Kyoto nổi tiếng linh thiêng nhất Nhật Bản

( dzàng thiệt 100% đó!!)

Photobucket

Vé vào cổng là một bức thư pháp, du khách có thể giữ làm kỷ niệm

Photobucket

Vànhững rừng phong chưa thay lá
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

Quá lãng mạn luôn!

Photobucket
Photobucket

Và chơi đùa cùng nai ở công viên Nara

Photobucket

Ước gì mình được một lần tới Nhật nhỉ???