YUN BÁN SAFFRON, BẠN MUỐN MUA KHÔNG? :”>

2020_01_25_10_05_IMG_5205

Không đùa đâu, thật đó!^_^

Là BABY BRAND SAFFRON- thương hiệu saffron (nhụy hoa nghê tây) Ấn Độ – dòng saffron tinh túy và lâu đời nhất thế giới với hơn 200 năm tuổi, xuất phát từ vùng Kashmir của Ấn. Giá: 175.000 VNĐ/gram, một người có thể uống từ 1-2 tháng. 

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh và ô nhiễm như ngày nay, uống saffron đều đặn mỗi ngày có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể! Bản thân Yun và gia đình cũng đã trải nghiệm và thấy hiệu quả thực sự!

Bạn có thể đặt mua Ở ĐÂY , hoặc inbox hay mail cho Yun qua: nguyenngocvan1988@gmail.com nếu có nhu cầu nhé! Có thể note nhẹ mua từ page Yun’s Sky để được tặng thêm phần quà nho nhỏ ạ!^^

Hơn 10 năm nay, ai follow blog mình đều biết, mình cực hiếm chia sẻ những post thương mại mà chủ yếu là những bài viết mang tính cảm xúc, những chia sẻ và review phi lợi nhuận về phim ảnh, sách báo… Đây có lẽ là lần đầu tiên và duy nhất mình “quảng cáo” một chút về sản phẩm mang tính hơi riêng tư này, chì vì nó thực sự tốt, không chỉ vì bản thân đã trực tiếp trải nghiệm mà còn vì những giá trị nó mang lại cho người thân, bạn bè xung quanh mình và biết đâu có ai đó cần thì sao.  Và dưới đây là cơ duyên của mình và dược liệu quý giá này, hơi dài dòng hén, dành cho bạn nào thực sự quan tâm ạ!

Continue reading

[Phóng sự Sài Gòn] Bài 1: Khám phá Sài Gòn – “Thiên hạ đệ nhất Phố”

17498547_10210454681994934_4742406985703222367_n“Ăn ở” với Sài Gòn đã ngót nghét 11 năm rồi mà đến giờ mới có hai bài viết “lộng lẫy” về “người ấy” trên mặt báo. Sài Gòn có lúc xa hoa, rực rỡ như một minh tinh khiến mình choáng ngợp. Song sau tất cả những dáng vẻ phù hoa, điều khiến mình yêu Sài Gòn nhiều hơn mỗi ngày lại chính là những nhịp đập ấm nồng toát ra từ cuộc sống cuồn cuộn như một dòng chảy sôi nổi bất tận, hòa cùng khí chất hào sảng khó lẫn của cư dân tứ xứ tụ hội về đây.

Từ những con hẻm chằng chịt như bàn cờ khiến người ta phải thốt lên: “Sài Gòn lạc nhau là mất!”, bao giọng rao thân thương từ khắp mọi miền đất nước đã trở thành một phần hồn chân thực và dung dị nhất của phố, những gánh hàng rong khắp phố phường để phục vụ cho tâm hồn ăn uống bất tận sớm-trưa-mưa-nắng của người Sài Gòn, đến những thị dân “không bao giờ ngủ” để tất bật lao vào cuộc vui lẫn mưu sinh… Tất cả mang đến cho Sài thành những danh xưng “đệ nhất” vừa lạ lẫm, vừa đáng yêu mà bất kỳ ai “lỡ” phải lòng mảnh đất này khó thể quên…

Bài viết tặng những người đã, đang và sẽ yêu Sài Gòn, trong đó có mình…

Tháng hai, nhớ vị mít non…

HINH 2

Món gỏi mít và canh mít mẹ làm

Qua
tháng giêng, sau khi đã bắt đầu ngán những thức ăn nhiều dầu mỡ béo ngậy của
các lọai bánh mứt, thịt mỡ của Tết nhất, lễ lạt, hội hè, chúng tôi lại háo hức
chờ đến độ đầu tháng hai, tháng ba âm lịch khi những lứa mít non nở rộ. Những
khi đó, chúng tôi lại được mẹ làm cho thưởng thức các món ngon từ mít non.

Mít
thường chín rộ vào khoảng giữa hay cuối hè, do vậy cứ hết tháng giêng là vào mùa
mít non. Với chúng tôi, mít không chỉ là những múi vàng ươm thơm lừng, là nồi
hạt mít luộc vừa bùi vừa béo mà còn là những món ăn đậm chất dân dã chế biến từ
những trái mít còn xanh non đầu mùa. Mít non có thể dùng để kho cá, xào với
thịt nhưng chị em tôi vẫn “hảo” nhất món gỏi mít. Đó cũng là một món ăn hết sức
gần gũi, dung dị ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ bởi món ăn này vừa mộc mạc
rẻ tiền lại rất dễ chế biến. Đà Lạt quê tôi vốn là xứ cao nguyên nhưng có nhiều
người miền Trung đến sinh cơ lập nghiệp nên món gỏi mít như chút hồn quê cũng
được những người xa xứ nhớ thương mang theo vào nơi đất khách.

Năm
nào cũng vậy, khi Tết vừa xong lại anh chị em trong nhà tôi lại háo hức chờ đến
ngày giỗ bà nội. Đây không những là dịp để mọi người trong nhà xúm xít lại cùng
làm món ăn trong không khí đầm ấm vui vẻ mà còn là dịp được thưởng thức những
món chay ngon miệng mà gỏi mít luôn là món độc đáo không thể thiếu. Từ sớm tinh
mơ, mẹ và các cô tôi đã ra chợ mua đầy đủ nguyên vật liệu cho bữa giỗ, trong đó
có một vài trái mít non, căng tròn, chắc thịt. Những trái mít non mũm mĩm sau
đó sẽ được gọt bỏ đi lớp vỏ xanh bên ngoài, bỏ cả cùi bên trong rồi cắt làm
những miếng độ bằng bàn tay. Tiếp đến, những miếng mít được bào mỏng hay xé
theo xớ thành sợi cho thật tơi rồi ngâm với phèn chua độ mười lăm phút cho
những sợi mít ra hết nhựa, trắng giòn đoạn vớt ra rửa thật sạch. Sau đó là công
đoạn cho mít đã xé vào nồi luộc. Khi luộc, ta phải tinh ý cho thêm chút muối để
vị mặn thấm vào khiến vị mít thêm đậm đà. Khi mít vừa chín tới, ta phải lẹ làng
vớt ra ngay cho mít không bị nhừ rồi để thật ráo nước. Bên cạnh mít là nguyên
liệu chính, món gỏi này cũng cần trộn thêm bún gạo loại nhỏ, lượng ít nhiều tùy
theo khẩu vị. Bún gạo cũng được trụng qua nước sôi rồi nhanh tay cho vào nước
lọc để những sợi bún vừa chín lại không bị dính lại với nhau, sau đó cũng vớt
lên để ráo. Vì là món chay, gỏi mít của mẹ tôi cũng không thể thiếu những bìa
đậu hũ chiên thơm lừng, vàng ươm đã được xắt lát mỏng để sẵn bên cạnh.

Trong
khi ấy, cô tôi đã nhanh tay bắc chảo dầu lên bếp, cho hành tím bào mỏng vào phi
vàng. Sau khi tắt lửa, tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị tỉ mỉ từ nãy giờ
đựơc trộn chung vào với nhau nêm nếm vừa ăn với muối, bột ngọt, lại không quên
chút đường, tiêu và chanh trộn đều lên cho thật đều tay. Liền đó, mẹ tôi lại
cho thêm đậu phộng đã rang vàng thổi sạch vỏ, giã hơi dập cùng rau răm và ớt
sợi xắt cho thật nhuyễn vào chung rồi lại trộn đều. Chưa hết, một đặc trưng của
món gỏi mít nữa là là không phải gắp bằng đũa mà phải xúc ăn bằng bánh phồng
tôm mới đúng là thưởng thức trọn vẹn. Ngon lành hơn, mẹ tôi còn nướng bánh
tráng mè cho thật giòn rồi chiên lên. Cuối cùng, chỉ cần rưới thêm chút nước mắm
tỏi ớt thơm lừng, gắp ra đĩa rồi thêm trái ớt được cắt tỉa đẹp mắt bày lên trên
là món gỏi mít non hấp dẫn đã sẵn sàng.


rồi, sau khi nhang tàn, khi các món đã bày lên bàn thì đĩa gỏi luôn là “mục
tiêu chú ý” số một của bọn trẻ chúng tôi. Nhưng không chỉ chúng tôi mà cả nhà
ai nấy cũng đều hăng hái gắp lấy một chén thật đầy để rồi tỉ mỉ xúc một xúc vào
bánh tráng, rưới lên chút nước mắm ớt cay cay nồng và rồi vừa ăn vừa vừa xuýt
xoa thật không thú nào bằng. Chầm chậm nhai và thưởng thức vị bùi béo mà không
ngậy của mít non, vịt dai giòn của bún tàu, cái chua chua cay cay ngòn ngọt của
gia vị, chút hăng hăng của rau răm, vị bùi béo của đậu phộng rang cùng bánh
tráng giòn tan trong miệng thì không còn thú nào bằng. Thế là bữa cơm ai cũng “chăm
chú” gắp hết đĩa gỏi này đến đĩa gỏi khác mà loáng cái thau gỏi đã hết vèo! Nếu
là ngày thường khi chúng tôi vòi mẹ làm gỏi mít thì thay vì cho đậu hũ, mẹ lại
trộn vào lỗ tai heo hay thịt ba chỉ luộc xắt lát mỏng. Thêm miếng thịt giòn
giòn dai dai, món ăn ngon lành càng thêm đậm đà và nhiều ý vị, ăn hoài đến no
bụng mà vẫn không biết chán.

Chưa
hết, không chỉ làm được món gỏi ăn trưa mà chiều về, sẵn chút mít non còn để
dành ban sáng, mẹ tôi sẽ nấu tiếp món canh mít với tôm khô. Món này cũng rất
đơn giản chỉ cần một ít tôm khô và mít non đã xé tơi. Bắc tôm lên nấu với nước,
chờ khi nước tôm sôi sùng sục mới cho mít non vào. Khi nước sôi lần nữa, nhanh
tay nhắc xuống nêm nếm vừa ăn với muối, bột ngọt rồi rắc thêm chút tiêu và hành
ngò lên mặt. Bí quyết của mẹ tôi là còn thêm vào canh chút lá lốt xắt mỏng thì
món canh càng thêm lạ miệng lại ngon lành, mát ruột.

Tôi
nhớ lúc nhỏ, khi đi chợ cùng mẹ, thỉnh thoảng đói lòng hai mẹ con lại ghé tới một
gánh gỏi mít dựng đơn sơ nơi góc chợ. Đến nay đã xa quê, tôi chẳng rõ bà cụ năm
xưa có còn ngồi bên gánh gỏi mít ở góc chợ hay không chỉ biết rằng mỗi lần muốn
thưởng thức lại món ăn này ở chốn thành thị cũng khó mà tìm thấy cái tên gỏi
mít dân dã trong những thực đơn xa lạ và đắt tiền. Gỏi mít ở Sài Gòn dường như
chỉ có trong những quán đồ chay mà giá cả cũng đã đựơc nâng lên kha khá. Song
hằng năm, cứ độ qua giêng, khi mùa mít non vừa rộ chúng tôi lại chợt thèm, lại
nhắc nhở nhau về một món ăn thơm lành mùi quê hương, lại mong muốn đựơc quây
quần bên mâm cơm gia đình cùng đĩa gỏi mít đủ vị chua cay mặn ngọn và húp một
muỗng canh mít thật đã đầy đang bốc khói thơm lừng.

(KTNN,10/4/2010)

 

HINH 1

Chẹp chẹp……

100_7559

Đói bụng quá!!!

 

Ngày mưa, nhớ bánh căn Đà Lạt…

HINH 1

Xa quê nhà đã nhiều năm, nhưng mỗi sáng khi Sài Gòn mưa rả rích, đi ngang qua những quán cóc lề đường, tôi lại không khỏi chạnh lòng nhớ những quán bánh căn Đà Lạt.

Cái tên “bánh căn” nghe khá lạ lẫm nhưng với người ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận nói chung và người Đà Lạt nói riêng, đây là một món bánh rất đỗi thân quen. Không ai biết món bánh này xuất hiện ở Đà Lạt từ bao giờ song cách đây khoảng chục năm, rất dễ bắt gặp những quán bánh căn nhỏ xíu nép dưới những mái hiên, hay trong một góc chợ be bé của phố núi. Khi còn bé, niềm vui mỗi sớm đi học mà trời mưa lạnh thấu xương của lũ con nít chúng tôi là được vài ngàn đồng tạt vào ăn món bánh căn ở đầu hẻm. Quán bánh căn ngày ấy, gọi là quán cho “sang” chứ trong trí nhớ của tôi, đó chỉ là một khoảnh đất con con ngay dưới mái hiên của một cửa hàng nhỏ. Bà bánh bán đã dọn hàng từ tờ mờ sớm, che chắn bạt cẩn thận cho mưa khỏi tạt vào rồi bày vài cái bàn ghế con con vây quanh một lò than đã nhóm đỏ rực. Món bánh này thường chỉ được bán từ sáng sớm đến trưa, cũng có những quán đắt khách bán cả vào đầu buổi chiều cho đến chập choạng tối mới nghỉ.

Bánh căn là món bánh bình dân, mộc mạc không hề cầu kỳ và rất dễ chế biến. Món bánh này cũng tương tự như món bánh khọt của người miền Nam , cũng cần một lò than hồng và một khuôn bánh bằng đất nung, bên trong khoét độ mười lỗ tròn bằng cái chén để vừa những khuôn con lên trên đó. Gạo được ngâm nước một đêm cho mềm rồi xay thành bột. Để bánh xốp và thơm có thể cho thêm ít cơm nguội vào xay chung cho thật nhuyễn đựng trong một cái xô lớn bằng nhôm. Cũng không giống với món bánh khọt cần nhiều thứ gia vị cầu kỳ như tôm, giá, đậu xanh, rau sống, đồ chua… bánh căn chỉ cần đổ bột gạo đã xay vào từng khuôn con mà không cần thoa dầu sẵn, rồi đậy những cái nắp có núm xinh xinh lên phía trên độ vài phút. Đổ bánh vào khuôn cũng là một nghệ thuật, người bán chỉ chỉ cần múc một vá bột đổ vừa đủ cho mười khuôn, bột chỉ xấp xỉ nửa khuôn vì bánh khi chín sẽ tự căng ra vừa khin khít (có lẽ vì thế mà có cái tên bánh “căng” rồi đọc trại thành “căn” chăng?). Và khi thấy bột đã ráo người bán giở nắp ra, tiếp tục hong trên bếp than một lúc cho bánh khô hẳn rồi mới dùng con dao hay cái sạn nhỏ nạy bánh cho ra dĩa. Bánh không để riêng lẻ loi từng cái mà được úp hai cái xoay mặt vào nhau thành một cặp. Nếu muốn ăn ngon hơn, khi mới đổ bột vào khuôn người bán sẽ nhanh tay đổ thêm một muỗng nhỏ trứng gà hay trứng vịt đánh nhuyễn vào đó, bột sẽ nổi vàng khắp mặt bánh trông vàng ươm, béo ngậy rất đẹp mắt. Nhiều thực khách lại thích ăn trứng cút vì một cái bánh sẽ được đập vào một cái trứng cút, “chất lượng” vô cùng!

 Khi người bán đang liền tay đổ bánh, khách sẽ tự lấy nước chấm cho mình trong những cái hũ để sẵn trên bàn. Có hai loại nước chấm, một là nước mắm ngon pha với đường nấu lên, hai là mắm nêm- một loại nước chấm khá phổ biến dùng để ăn bò nhúng dấm hay gỏi cuốn của người miền Nam- đã được cho sẵn những lát thơm cắt nhỏ, mỗi người có thể lựa chọn tùy theo khẩu vị của mình. Tiếp đó, khách sẽ bỏ hành lá đã cắt nhỏ và được phivới dầu từ một chiếc nồi con vào chén. Sau khi có chén nước chấm hấp dẫn, khách sẽ tiện tay so thêm đôi đũa, vừa cho thêm tí ớt xay vào cho bắt mắt vừa xuýt xoa vì lạnh vừa hồi hộp chờ đợi dĩa bánh nóng hổi ra lò. Và kìa, khi đưa tay đón lấy dĩa bánh được người bán chuyền qua ra, nóng hổi và vàng ươm, chúng tôi không ai bảo ai tranh nhau gắp những chiếc bánh ngon lành bốc khói nghi ngút nhúng ngập vào trong chén nước chấm của mình. Để rồi, cắn một miếng đầu với mùi thơm thơm của trứng, vị giòn xốp của bột gạo cộng với vị chua chua mặn mặn của mắm nêm lẫn cùng vị béo của dầu hành và vị cay của ớt mới thấy ngon lành và khoan khoái làm sao! Cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa, xì xụp hút hà trong khi bên ngoài rét lạnh căm căm thật không có thú nào bằng. Ngày xưa, “tiêu chuẩn” của chúng tôi thường chỉ có một dĩa khoảng năm cặp bánh là “hết ga” nên khi ăn xong phần mình, đứa nào đứa nấy luôn chép miệng thòm thèm. Hơn nữa, ngồi cạnh lò bánh nóng ấm cúng nên nhiều lúc ăn xong, nhiều người vẫn “dùng dằng” ngồi nhâm nhi ly nước trà gừng nóng mà chưa nỡ rời gót.

Thỉnh thoảng vào những ngày trời mưa bão hay tiết trời rét đậm, mẹ tôi vẫn thường hay làm lại món bánh này cho chị em tôi thưởng thức. Song, không hiểu sao dù theo đúng “công thức” như trên, bánh căn vẫn có vị không bằng khi ngồi trong những quán lề đường. Có lẽ, không khí khi ngồi trong một cái quán bé bé, che tạm bợ bằng những tấm bạt nhìn ra màn mưa giăng giăng bao phủ đầy trời, trong tiếng gió thốc lắng nghe tiếng trò chuyện râm ran bỗng thấy một bầu không khí đậm đà tình làng nghĩa xóm. Vả lại khi ăn quá no, món bán lại mất cái vị ngon “vừa đủ”. Ngồi nhà lại thấy nhớ đến lạ hình ảnh các bà các cô đi chợ sớm về, những học sinh đi học sớm, căng tròn trong nhiều lớp áo lạnh líu ríu gọi nhau vào quán ăn miếng bánh lót lòng….

Đến nay, mỗi lần có dịp trở về phố núi, tôi vẫn thích tìm đến những quán bánh căn để tìm lại cảm giác của ngày xưa. Song, món bánh căn kiểu “truyền thống” đã ít nhiều thay đổi, người bán giờ cũng chế biến, “thêm thắt” cho món bánh lạ miệng hơn như cho thêm viên xíu mại nho nhỏ cũng có thể là chả lụa cắt nhỏ trong chén nước chấm. Có quán lại cơi nới ra rộng rãi với nhiều bàn ghế cho thực khách nhưng vô tình lại làm mất đi một nét đặc trưng rất đỗi thân thương của món bánh căn khi không còn nữa cảm giác ấm áp khi ngồi chờ đợi bánh, ngắm những lượt người xùm xụp áo mưa xuýt xoa tay cho đỡ cóng bên lò than đang rực hồng…

Bây giờ hàng quán mọc lên như nấm, mức sống của người dân cũng đã dần nâng cao nên trẻ con lẫn người lớn quê tôi cũng không còn “hảo” món bánh căn như ngày xưa nữa. Thế nhưng, mỗi lần khi trời mưa rả rích, nhiều người lại chợt nhớ những cặp bánh bé bé, tròn tròn, nóng hôi hổi thơm lừng mùi trứng và dầu hành. Đơn giản, đó là niềm vui giản dị mộc mạc cho các bà các cô đi chợ sớm, là chút gì lót dạ cho những người lao động bình thường lỡ độ đường, những em nhỏ đi học sớm trong những ngày mưa, ngày giá rét căm căm. Một cảm giác dường như đã thấm sâu vào tâm thức, khiến nhiều người Đà lạt dù ở bất cứ nơi nào, một sáng vô tình gặp cơn mưa bất chợt, nép dưới mái hiên mà bụng chợt cồn cào và lòng nao nao nhớ…

HINH 2

Món bánh căn với xíu mại và chả lụa

HINH 3

Một quán bán căn trên Dốc Nhà Làng, Đà Lạt

HINH 4

Người bán đang đổ bánh cho khách trong một sáng trời mưa

                               (Tạp chí KTNN, 20/11/09)

P/s: Thật là hài hước khi 3 năm sau, bọn Kênh 14 đã chôm chỉa tấm ảnh chụp bánh căn của mình trong bài viết: “Bảo Trân xinh “tỏa nắng” giữa phố Đà Lạt”-> Đọc ở đây: “http://kenh14.vn/doi-song/bao-tran-xinh-toa-nang-giua-pho-da-lat-20120208014931631.chn” và còn ngang nhiên “cộp” nguyên cái watermark Kênh 14 của mình lên nữa chứ! Công nhận lều báo này mặt dày quá thể. Mình chụp lại cái ảnh để mai mốt ai đó có thể bóc phốt bọn mương rãnh này giúp mình. Giả tạo không chịu nổi, lại còn chua thêm câu: “Món bánh căn mà Trân thích nhất. Ảnh do chính cô nàng chụp lại đó nhé.” nữa chứ! Hahaha hài kinh dị Mỹ luôn. Sợ quá sợ! Chắc mai mốt ảnh là phải watermark lên hết cho chắc ăn!!!@@

Capture

Hạn hán lời =))))))))))))))))))))))))