Bầy hạc

japanese_cranes_by_tsukkuHwang Sun-won (Hàn Quốc)

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:

Hwang Sun-won (1915 – 2000) là một trong những nhà văn Hàn Quốc nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Ông sinh ra gần Bình Nhưỡng dưới thời kỳ thuộc Nhật. Khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, ông cùng gia đình di cư xuống miền nam, sau đó giảng dạy môn Văn học Hàn Quốc tại trường Đại học Kyung Hee ở Seoul.

Hwang Sun-won có một sự nghiệp văn chương đồ sộ kéo dài tới hơn 7 thập kỷ. Ông đã viết nhiều tập thơ, tám tiểu thuyết và đặc biệt xuất sắc ở thể loại truyện ngắn với hơn 100 truyện. Bằng cách sử dụng nhuần nhuyễn phương ngữ, trí tưởng tượng sống động, bút pháp tự sự khéo léo kết hợp với phông kiến thức sâu rộng về văn hóa thôn quê lẫn thành thị, các tác phẩm của ông xây dựng nên nhiều tầng lớp nhân vật đa dạng trong xã hội tranh tối tranh sáng, thấm đẫm chủ nghĩa nhân đạo trữ tình mà không ủy mị.

Truyện ngắn “Bầy hạc”(Hak) được xuất bản năm 1953, lấy bối cảnh một ngôi làng đang xảy ra giao tranh tại Vĩ tuyến 38, nơi phân chia ranh giới Bắc – Nam trong Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Bằng bút pháp miêu tả tâm lý chân thật, tinh tế, ông đã tái hiện một cuộc chạm trán bất ngờ giữa hai người bạn thân bị đặt ở hai bên chiến tuyến. Truyện ngắn cũng chuyển tải khát khao sâu kín rằng vết thương chiến tranh sẽ được xoa dịu bằng những tâm hồn cao thượng.

Xem thêm truyện ngắn khác của Hwang Sun-won: Tiếng chuông xưa
Continue reading

Khoai tây

Ảnh

Tác giả: Kim Dong-in (Hàn Quốc)

 Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Kim Dong-in (1900-1951) là một trong những nhà văn tiên phong cho chủ nghĩa hiện thực và tự nhiên của nền văn học Hàn Quốc hiện đại. Sinh ra tại Pyeongyang, là con của một địa chủ giàu có trong thời kỳ thuộc Nhật, ông từng sang Nhật du học tại Học viện Meiji và trường Mỹ thuật Kawabata trước khi chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp viết lách. Năm 1946, sau khi giải phóng Hàn Quốc, ông là một trong những nhà văn nòng cốt thành lập Hội Nhà văn Hàn Quốc. Ông qua đời tại nhà riêng ở Seoul năm 1951.

Kim Dong-in nổi tiếng nhất với thể loại truyện ngắn bởi kết hợp nhuần nhuyễn sự nhạy cảm mỹ học tinh tế với phong cách văn xuôi súc tích và cái nhìn khách quan. Ngoài ra ông còn có các tiểu thuyết lịch sử và phát hành nhiều tạp chí. Năm 1955, Tạp chí Thế Giới Tư Tưởng (Sasanggye) đã thành lập Giải thưởng Văn học Dong-in để tôn vinh những thành tựu văn chương của ông.

Khoai tây (Gamja) sáng tác năm 1921 là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của Kim Dong-in, tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực của nền văn học Hàn hiện đại. Câu chuyện đầy bi kịch về số phận của một phụ nữ nghèo bị tha hóa và có cái kết bi đát đã hai lần được chuyển thể thành phim năm 1968 và 1987.

Ảnh***

Đánh đấm, ngoại tình, giết chóc, trộm cắp, tù tội – khu lán trại tồi tàn bên ngoài Cổng thành Chilsong(1)là cái nơi sản sinh ra mọi bi kịch và bạo liệt trên đời này. Poknyo và chồng cô từng là nông dân trước khi tới đó, tầng lớp thứ hai trong bốn giai cấp: sĩ, nông, công, thương.

Poknyo luôn sống nghèo khó, nhưng cô lớn lên trong một gia đình nông dân ngay thẳng. Tất nhiên, khuôn phép truyền thống, nghiêm khắc của một gia đình sĩ phu đã không còn từ khi nhà cô rơi xuống tầng lớp nông dân, nhưng rõ rành, dù thế nào thì gia phong mơ hồ mà những gia đình thuần nông khác không có, vẫn được lưu giữ. Poknyo đã trưởng thành trong hoàn cảnh này, xem nó như một sự hoàn toàn bình thường khi tắm trần truồng ngoài suối vào mùa hè với đám con gái nhà khác và chạy khắp nơi trong vùng mà chỉ mặc độc chiếc quần, nhưng những khi làm thế, cô vẫn canh cánh trong lòng một cảm giác tế nhị mơ hồ về cái điều được gọi là phẩm hạnh. Continue reading

Phía cuối con đường

Choi In-Hun

Choi In-Hun (Hàn Quốc)

(Đây là một trong những truyện ngắn của Hàn mình thích nhất)

Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Choi In-Hun sinh là nhà soạn kịch và tiểu thuyết gia nổi tiếng. Ông sinh năm 1936 ở tỉnh Hamgyong Bắc thuộc Bắc Triều Tiên. Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, ông cùng gia đình chạy xuống miền Nam. Ông từng theo học Luật tại trường Đại học Quốc gia Seoul nhưng thôi học giữa chừng để nhập ngũ. Sau khi giải ngũ, ông về dạy học tại Viện Nghệ thuật Seoul.

 Choi In-Hun đã cống hiến gần trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương. Các tác phẩm kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn… của ông không những có nhiều đổi mới về cấu trúc, hình thức nghệ thuật mà còn mang đậm tính triết lý, luôn xoay quanh thân phận con người, nỗi day dứt của tầng lớp trí thức, nỗi đau chia cắt của nhiều gia đình trong chiến tranh và luôn ấp ủ hy vọng về sự thống nhất cuối cùng. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng văn chương cao quý và đã được đề cử giải Nobel Văn học năm 1992.

Truyện ngắn “Phía cuối con đường” (Kukto ui Kkut) lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Với hình ảnh hai con đường chạy song song, tác giả đã lồng ghép những lát cắt ám ảm về số phận con người trong chiến tranh và một nỗi niềm sâu kín về ước mơ hàn gắn. Continue reading

Tiếng chuông xưa

Hwang Sun-won- 1

Hwang Sun-won (Hàn Quốc)


* ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:

 Hwang Sun-won (1915 – 2000) là một trong những nhà văn Hàn Quốc nổi tiếng  nhất thế kỷ XX. Ông sinh ra gần Bình Nhưỡng dưới thời kỳ thuộc Nhật. Khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, ông cùng gia đình di cư xuống miền nam, sau đó giảng dạy môn Văn học Hàn Quốc tại trường Đại học Kyung Hee ở Seoul.

Hwang Sun-won có một sự nghiệp văn chương đồ sộ kéo dài tới hơn 7 thập kỷ. Ông đã viết nhiều tập thơ, tám tiểu thuyết và đặc biệt xuất sắc ở thể loại truyện ngắn với hơn 100 truyện. Bằng cách sử dụng nhuần nhuyễn phương ngữ, trí tưởng tượng sống động, bút pháp tự sự khéo léo kết hợp với phông kiến thức sâu rộng về văn hóa thôn quê lẫn thành thị, các tác phẩm của ông xây dựng nên nhiều tầng lớp nhân vật đa dạng trong xã hội tranh tối tranh sáng, thấm đẫm chủ nghĩa nhân đạo trữ tình mà không ủy mị.

Truyện ngắn “Tiếng chuông xưa” (Sori Kurumja) viết vào tháng 1/1965, nằm trong tuyển tập truyện ngắn “Mặt nạ” (T’al) xuất bản năm 1976. Với không gian đầy hoài niệm, phủ ngập những tiếng chuông ngân vang êm đềm, tác phẩm đã vẽ nên một tình bạn đẹp đẽ trong vắt. Bên cạnh đó, bằng bút pháp miêu tả tâm lý đặc sắc, tác giả đã chuyển tải nhiều ánh ảm về thân phận bất hạnh cũng như khao khát của những con người bị đẩy ra ngoài lề xã hội trong thời kỳ đầu Hàn Quốc bước vào hiện đại hóa.

Xem thêm truyện ngắn khác của Hwang Sun-won: Bầy hạc

Continue reading